Số lượng Hệ_động_vật_Việt_Nam

Đa dạng cá
Một con cá cờ đen đực ở Việt Nam
Thân mềm có vỏ
Sò điệp ở Việt Nam
Giáp xác
Con cáy đỏ còng ở vùng nước lợ Việt Nam.
Côn trùng
Một con nhặng xanh ở Việt Nam
Một con châu chấuHà Giang
Đàn Cá sấuCồn Phụng, Cần ThơMột con cá cảnh biển tại thủy cung Đầm SenLoài Eoperipatus totorvườn quốc gia Cát Tiên

Thống kê

Cho đến nay,[khi nào?] có nhiều số liệu thống kê khác nhau về số lượng các loài động vật ở Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau, một phần nguyên nhân do thời điểm thống kê có khác nhau và ngày càng có nhiều động vật được phát hiện thêm nữa góp phần gia tăng số loài được thống kê, nhìn chung các số liệu thống kê không quá khác biệt hoặc trái ngược và cùng phản ảnh tính đa dạng phong phú của hệ động vật Việt Nam.

Theo ngành

Nhuyễn thể có trên 2.500 loài, quan trọng nhất là mực, , điệp, nghêu với khả năng khai thác mực 60.000-70.000 tấn/năm, nghêu 100.000 tấn/năm[8], trong khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mựcbạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 nghìn tấn/năm), còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai[9]. Ở vùng nước nội địa có 700 loài động vật không xương sống trong đó 55 loài giáp xác, 125 loài hai mãnh vỏ và chân bụng[8]. Với 1600 loài giáp xác, 2.500 loài sò trai[10]. Vùng biển Việt Nam có nhiều với 300 loài cua biển, 40 loài tôm he, gần 3 trăm loài trai, ốc, hến, 100 loài tôm. Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao.

Cho đến nay đă thống kê và xác định được 794 loài động vật không xương sống trên cạn. Các môi trường sống của động vật nhuyễn thể là trong các khu vực đất liền của thành đá vôi nơi 310 loài động vật thân mềm được báo cáo trong đó chỉ có 50% được xác nhận qua kiểm tra thực địa. Nhiều loài loài mới đang tiếp tục được phát hiện. Một trong những loài ốc đã được xác định trong những năm 2000. Các loài động vật thân mềm mới được báo cáo trong các động vật hoang dã của Việt Nam là: Leptacme cuongi, Oospira duci, Oospira smithi, Oospira (Atractophaedusa) pyknosoma, Clausiliidae, Phaedusinae, MegalophaedusiniLeptacme[6]

  • Trong thành phần loài giáp xác nhỏ, có 54 loài và 8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam.
  • Riêng hai nhóm tôm, cua thuộc nhóm giáp xác lớn có 59 loài thì có tới 7 chi và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần đầu tiên được mô tả.
  • Trong tổng số 147 loài trai ốc, có 43 loài (29,2% tổng số loài), 3 chi lần đầu tiên được mô tả, tất cả đều là những loài đặc hữu của Việt Nam hay vùng Đông Dương.

Động vật không xương sống cho đến nay là nhóm động vật lớn nhất cả về số lượng loài lẫn sinh khối. Một số nhóm có các đặc điểm như khả năng di chuyển thấp như ốc và các động vật thân mềm khác khiến chúng dễ hình thành các loài đặc hữu. Các núi và hang đá vôi, có lẽ có nhiều loài đặc hữu, có chứa các quần xã của các loài chưa được khám phá. Tình trạng bảo tồn của các loài động vật không xương sống ở Việt Nam còn ít được biết đến. Riêng ở Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) đã có 58 loài động vật không xương sống thuộc 7 lớp, 22 bộ ở 21 hang động. Trong 58 loài này, có nhiều loài mới lần đầu được công bố[11]

Đối với các loài thủy sinh, thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam bao gồm trên 700 loài và phân loài, thuộc 228 chi, 57 họ và 18 bộ. Riêng họ cá chép có 276 loài và phân loài thuộc 100 chi và 4 họ, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam. Phần lớn các loài đặc hữu đều có phân bố ở các thủy vực sông, suối, vùng núi. Tổng số loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có khoảng 11.000 loài, trong đó cá có 2.458 loài (khoảng 130 loài có giá trị kinh tế), động vật phù du có 657 loài, tôm biển có 225 loài. Danh sách khu hệ cá biển của Việt Nam đến tháng 1 năm 2005 là 2.458 loài, tăng 420 loài so với danh sách được lập năm 1985 (có 2.038 loài) và đã phát hiện thêm 7 loài thú biển mới. Người dân miền biển thường lý giải tên gọi của một vài loại cá theo cảm quan về hình dáng và màu sắc, chẳng hạn như cá chìa vôi có cái miệng dài như cái chìa vôi ăn trầu, cá bã trầu có màu sắc hồng hồng của bã trầu, cá rựa có hình cái rựa đốn củi[12] Vị trí, địa lý và khí hậu đặc biệt đã tạo cho vùng biển Đông sự đa dạng sinh học cao so với các nước trên thế giới, cả về cấu trúc thành phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen. Trong đó không ít loài thủy quái có độ hung dữ và kích thước khổng lồ của chúng[13]

Động vật đáy ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng với các loài động vật thân mềm (Mollusca), mười chân (Decapoda), giun nhiều tơ (Polychaeta), giun ít tơ (Oligochaeta), chân đều (Isopoda), chúng phân bố ở sinh cảnh bãi triều cửa sông, bãi triều lầy có rừng ngập mặn, cồn cát ven biển, rừng ngập mặn, bãi triều lầy không có rừng ngập mặn, vùng cao triều (vùng trên triều), trung triều (vùng triều giữa) và hạ triều (vùng triều thấp), khu vực có nền đáy cát, cồn cát vùng cửa sông ven biển, khu vực có nền đáy bùn cát, vùng cửa sông, khu vực nền đáy cát bùn, nền đáy bùn nhão, nền bùn hữu cơ trong rừng ngập mặn, một số nhóm loài không trực tiếp sống ở nền đáy mà sống bám vào giá thể là cây ngập mặn.

Chỉ tính riêng một cuộc khảo sát tại ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy được 350 loài động vật đáy thuộc 6 ngành (Annelida, Arthropoda, Brachiopoda, Cnidaria, Mollusca, Sipuncula) với 11 lớp, 38 bộ, 106 họ, 206 chi. Trong đó có loài sam ba gai đuôi (Tachypleus tridentatus) trong diện nguy cấp. Ngành Chân khớp (Arthropoda) có số lượng phong phú nhất với 153 loài, 84 chi, 38 họ, tiếp đến là ngành Thân mềm (Mollusca) với 147 loài, 81 chi, 42 họ, ngành Giun đốt (Annelida) với đại diện là lớp Giun nhiều tơ - Polychaeta (47 loài, 38 chi, 23 họ), 3 ngành còn lại là ngành Tay cuốn (Brachiopoda), ngành Cnidariangành Sá sùng (Sipuncula) chỉ có một loài duy nhất.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, có 39 loài sinh vật có chứa chất độc có khả năng gây chết người tại vùng biển Việt Nam, trong đó có 22 loài cá, một loài mực tuộc, hai loài ốc, ba loài cua, một loài sam và 10 loài rắn biển. Ngoài ra còn có hai loài cá nóc nước ngọt mới được phát hiện ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng cộng là 41 loài sinh vật độc. Đa số những loài sinh vật độc hại nói trên đều có ở vùng biển Việt Nam, từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, như các loài cá nóc, cá bống vân mây, loài so và rắn biển, nhưng cũng có một số loài như ốc biển, cua, mực đốm xanh chỉ mới gặp ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ. Phần lớn những loài này sống cả ở ngoài khơi và vùng ven bờ, các vùng vịnh, đầm phá, các cửa sông lớn… Riêng hai loài cá nóc nước ngọt được xác định là cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis) và cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteti) mới chỉ phát hiện được ở đồng bằng sông Cửu Long[14].

Có gần 500 loài lưỡng cư và bò sát đã được ghi nhận ở Việt Nam. Chúng phân bố rộng khắp trên Việt Nam, sống trên núi, vùng đồng bằng, hải đảo, và trong các môi trường nước ngọt và nước biển. Tuy nhiên, các môi trường sống có nhiều loài nhất của Việt Nam là các khu rừng thường xanh lá rộng trên núi và ở vùng đồng bằng. Sự phức tạp về cấu trúc của chúng cung cấp nhiều nơi cư trú sinh thái trong tán lá nhiều tầng, tầng cây bụi và trên cũng như dưới mặt đất trong các khu rừng. Một phần lớn khu hệ lưỡng cư và bò sát của Việt Nam là đặc hữu mặc dù chúng không tập trung đồng đều trong các nhóm phân loại, thay đổi từ 6% ở rùa và 9% ở rắn đến 30% ở thằn lằn và 37% ở lưỡng cư.

Có 58 loài mới đã được mô tả gồm 33 loài ếch và 25 loài bò sát (4 loài rắn, 8 loài thằn lằn, và 3 loài rùa). Đã khám phá ra sự phong phú tiềm ẩn trong các nhóm loài của ếch xanh (Rana livida), rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons) và rùa dứa (Cyclemys dentata). Trong năm 2013, có 5 loài ếch nhái và 10 loài bò sát mới được công bố[15]. Loài mới được phát hiện ngay trong vườn nhà ở vùng đồng bằng hay trong các khu rừng nhiệt đới ở vùng núi cao. Số loài bò sát và ếch nhái mới được phát hiện ở Việt Nam trong 5 năm gần đây có thể xếp ở vị trí cao trong các nước ở khu vực Đông Nam Á. Các loài trước kia chưa chưa từng được tìm thấy tại Việt Nam, như thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus). Một số loài có thể sử dụng những loại môi trường do con người biến đổi và có phân bố rộng như loài nhái bầu (Microhyla) sinh sản trong các vùng nước tù của ruộng lúa. Thạch sùng đuôi sần (Hemidactylus frenatus) sử dụng các bức tường được chiếu sáng để bắt côn trùng. Rắn giun thường (Ramphotyphlops braminus) sống ở vườn trái cây và các vùng ẩm ướt khác.

Đặc trưng

Rùa Hồ Gươm, một trong những biểu tượng của đất Việt với hình tượng Rùa vàng (thần Kim Quy)Một con chuồn chuồnSài Gòn

Đặc trưng đa dạng loài ở Việt Nam gồm Số lượng các loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn. Tính bình quân trên 1 km2 lãnh thổ Việt Nam có gần 7 loài động vật, với mật độ hàng chục nghìn cá thể. Đây là một trong những mật độ đậm đặc các loài sinh vật so với thế giới. Cấu trúc loài rất đa dạng. Do đặc điểm địa hình, do phân hóa các kiểu khí hậu, cấu trúc các quần thể trong nội bộ loài thường rất phức tạp. Có nhiều loài có hàng chục dạng sống khác nhau. Khả năng thích nghi của loài cao. Thích nghi của các loài được thực hiện thông qua các đặc điểm thích nghi của từng cá thể, thông qua chuyển đổi cấu trúc loài. Loài sinh vật ở Việt Nam nói chung có đặc tính chống chịu cao đối với các thay đổi của các yếu tố và điều kiện ngoại cảnh[1].

Nhìn chung, hệ động vật Việt Nam rất phong phú về chủng loại:

Riêng Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 113 loài thú lớn, nổi bật nhất là hổbò tót Việt Nam, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim, trong đó có 35 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới), 259 loài bướm, 72 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam. Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở Việt Nam. Linh trưởng có 10 bộ linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la, mang. Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng trong các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới.

Nét độc đáo

Voọc ngũ sắc, một loài linh trưởng quý hiếm đặc trưng của Việt Nam
Sao la là loài thú móng guốc lớn mới được phát hiện ở Nghệ An

Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á. Cũng như thực vật giới động vật giới Việt Nam có nhiều dạng đặc hữu, hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là loài đặc hữu. Có rất nhiều loài dộng vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như: Voi, tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, bò xám, nai cà tông, hổ, báo, cu li, vượn, voọc vá, voọc xám, voọc mũi hếch, sếu cổ trụi, cò quắm cánh xanh, cò quắm lớn, ngan cánh trắng, nhiều loài chim trĩ, cá sấu, trăn, rắnrùa biển. Riêng trong số 25 loài thú linh trưởng đă được ghi nhận ở Việt Nam có tới 16 loài, trong đó có 4 loài và phân loài đặc hữu của Việt Nam, 3 phân loài chỉ phân bố ở Việt Nam và Lào, 2 phân loài chỉ có ở vùng rừng hai nước Việt Nam-Campuchia.

Việt Nam khá giàu về thành phần loài và có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong vùng phụ Đông Dương. Trong số 21 loài khỉ có trong vùng phụ này thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài đặc hữu của vùng phụ. Có 49 loài chim đặc hữu trong vùng phụ, ở Việt Nam có 33 loài trong đó có 10 loài đặc hữu của Việt Nam, so với Miến Điện, Thái Lan, Malaixia, Hải Nam, mỗi nơi chỉ có 2 loài, Lào một loài và Campuchia không có loài đặc hữu nào cả. Khi xem xét về sự phân bố của các loài ở trong vùng phụ Đông Dương nói chung, số loài thú và chim và các hệ sinh thái có ngụy cơ bị tiêu diệt nói riêng và sự phân bố của chúng.

Chỉ trong hai năm 1992 và 1994 đã phát hiện được ba loài thú lớn, trong đó có hai loài thuộc vùng rừng Hà Tĩnh là loài sao la (Pseudoryx nghetinhensis) và loài mang lớn hay còn gọi là mang bầm (Megamuntiacus vuquangensis), nơi mà trước đây không lâu đã phát hiện loài trĩ cuối cùng trên thế giới, loài gà lam đuôi trắng hay còn gọi là gà lừng (Lophura hatinhensis). Ngày 21 tháng 10 năm 1994 một loai thú lớn mới thứ ba là loài (Pseudonovibos spiralis) ở Tây Nguyên là loài bò sừng xoắn được công bố và năm 1997 một loài thú lớn mới nữa được mô tả đó là loài mang Trường Sơn (Megamuntiacus truongsonensis) tìm thấy lân đầu tiên ở vùng Hiên, thuộc tỉnh Quảng Nam. Ở khu vực Vũ Quang trong những năm gần đây phát hiện được thêm một loài cá mới cho khoa học là Opsarichthys vuquangensis.

Nguồn lợi

Cầy vòi đốm tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, chúng là loài được nuôi để khai thác cà phê chồnMột con gấu ngựa tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Ở Việt Nam, chúng được nuôi nhiều để khai thác trái phép mật gấu.

Khai thác nguồn lợi từ tài nguyên động vật hoang dã tại Việt Nam cho thương mại có giá trị đáng kể. Đối với các loài động vật, việc khai thác thương mại dao động từ 3.700 và 4.500 tấn, nhiều loài động vật được săn lùng, giết hại cho mục đích y học, làm vật nuôi, thú kiểng, đồ trang trí hoang dã và quan trọng là một nguồn thực phẩm từ thịt rừng, nhưng không bao gồm buôn bán các loài thủy sản. Côn trùng cũng là một nguồn có giá trị thương mại với các loài bọ cánh cứng Coleopterus và Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) góp phần hướng tới một thị phần lớn[5] Ở Việt Nam, nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cung cấp công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 1,1 triệu người, tương ứng với 2,9 % lực lượng lao động có công ăn việc làm. Thuỷ sản cũng có những đóng góp đáng kể cho sự khởi động và tăng trưởng kinh tế nói chung[17] Hàng năm có thể khai thác 1,2 –1,4 triệu tấn hải sản,có độ sâu cho phép khai thác ở nhiều tầng nước khác nhau.

Về giá trị của động vật đáy thì có 91 loài có giá trị làm thực phẩm, trong đó nhiều loài giá trị kinh tế cao và xuất khẩu, Các loài có giá trị thực phẩm chủ yếu là các loài giáp xác lớn (46 loài) và thân mềm (38 loài). Nhiều loài được khai thác làm thực phẩm hàng ngày hay được thu mua lại để bán đi, các loài có giá trị thực phẩm và xuất khẩu, hầu hết các loài giáp xác, Thân mềm đều có thể sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi như thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm thức ăn cho cá, cua và cả tôm. Trong số 92 loài có giá trị thực tiễn, có nhiều loài được khai thác ở mức độ cao và nguồn lợi tự nhiên của các loài đều có dấu hiệu suy giảm rõ rệt.

Các loài được khai thác mạnh như: cua bùn, tôm sú, tôm rảo, tôm sông, ghẹ hoa, cáy bùn, ngao dầu, ngao Bến Tre, ngó đỏ, sò lông, ốc móng tay, trùng trục, hến nước mặn, hàu sông. Có 4 loài có giá trị kinh tế cao được nuôi trồng trong các ao đầm như: tôm sú (Penaeus monodon), cua bùn (Scylla serrata) hoặc trên các bãi triều như: ngao dầu (Meretrix meretrix), nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata). Trong các đầm nuôi, số lượng loài Giáp xác lớn (Malacostraca) và Hai mảnh vỏ (Bivalvia) giảm đáng kể so với ở trong rừng ngập mặn, ngược lại số lượng Thân mềm Chân bụng lại tăng về mật độ và sinh khối.

Nguy cơ

Một con khỉ bị giết và treo ngược cành cây ở Việt Nam
Cu li nhỏ, loài linh trưởng quý hiếm đang được bày bán tại một chợHà Nội
Một con nai bị giết và tiêu thụ ở An Lạc, thịt nai là một đặc sản thịt rừng khoái khẩuMẫu vật của loài tê giác Việt Nam, chúng đã chính thức tuyệt chủng năm 2011, đánh dấu sự thất bại trong công tác bảo tồn của Việt Nam

Để đáp ứng cho nhu cầu của 80 triệu dân đã và đang không ngừng tăng, Việt Nam đã và đang phải khai thác một cách ồ ạt các loại tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, rừng, biển, động vật, thực vật làm cho các loại tài nguyên bị cạn kiệt một cách nhanh chóng, đặc biệt là động vật hoang dã. Một nghiên cứu của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã cảnh báo rằng gần 10% các động vật hoang dã ở Việt Nam đang bị đe dọa tuyệt chủng. Việt Nam bị cả thế giới lên án và xếp hạng thứ 16 trong số 152 quốc gia được nghiên cứu về tỷ lệ của các loài động vật hoang dã có nguy cơ bị đe dọa cao nhất[3] Trong khi hàng loạt các động vật đã chính thức tuyệt chủng như Tê giác Việt Nam, việc bảo vệ các loài động vật lớn đã được có gắn giải quyết nhưng chưa đến nơi, đến chốn. Khi mà tê giác Việt Nam đã tuyệt chủng thì người anh em của chúng là tê giác Java, sống ở nước ngoài, được coi là một loài rất hiếm đã được tìm thấy (khoảng 20 cá thể) đã được nỗ lực để tăng quy mô dân số của chúng[18].

Nhu cầu về động vật hoang dã và các sản phẩm làm từ động vật hoang dã tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng đã làm suy giảm nghiêm trọng sự đa dạng sinh học. Các loài bị khai thác bất hợp pháp chủ yếu là rắn, kỳ đà, tê tê, hổ, gấu, voi… Tỉ trọng các cá thể được khai thác gồm thú rừng 20%, rắn 45%, rùa 30% với hơn 66% sử dụng làm thực phẩm (thịt rừng). Chính nhu cầu lớn này đã khiến Việt Nam đang nằm trong nước có số loài hoang dã bị đe dọa, top 15 nước về số loài thú bị đe dọa. Số loài động vật nguy cấp quý hiếm tăng từ 365 loài (năm 1992) lên 418 loài (năm 2007), trong đó có 116 loài mức nguy cấp rất cao, 9 loài từ nguy cấp lên mức coi như đã tuyệt chủng. Theo ước tính của Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã (WWF) trong vòng 40 năm, 12 loài động vật quý hiếm đã bị biến mất hoàn toàn ở Việt Nam. Đặc biệt là những loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác biến mất.

Một thống kê cho biết đã có hơn 147 loài động vật hoang dã ở trên cạn, 40 loại côn trùng, 90 loại bướm và hàng trăm loại thực vật khác đang bị khai thác và buôn bán ở Việt Nam. Đặc biệt, có ít nhất 37 loại động vật hoang dã đang trên đà bị tận diệt. Có 74 loại thú, 26 loại chim bị suy giảm mạnh về số lượng do thói quen săn bắt động vật để làm thức ăn, làm cảnh và thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, do thu lợi lớn từ việc buôn bán động vật nên nhiều người dân săn bắt theo kiểu tận diệt, tận thu để bán cho các nhà hàng hoặc bán sang Trung Quốc[19]. Tổ chức Theo dõi Tình trạng buôn bán động vật hoang dã quốc tế (TRAFFC), Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWE) thì Việt Nam được liệt vào danh sách một trong những quốc gia có số lượng tội phạm buôn bán động vật hoang dã lớn nhất; là quốc gia tiêu thụ sừng tê giác nhiều nhất thế giới, điểm nóng về buôn bán và sử dụng mật gấu, buôn bán ngà voi. Việt Nam cũng là quốc gia nhận thẻ đỏ trong việc bảo tồn tê giác, hổ. Trong khi đó, những quy định về chế tài, xử lý tội phạm về buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam vẫn còn quá thiếu, quá lỏng lẽo, chưa đủ sức răn đe, công tác quản lý và thực thi pháp luật còn bộc lộ nhiều hạn chế, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng săn bắt, buôn bán, giết hại động vật hoang dã tăng nhanh. Thiếu trầm trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ tác hại của việc săn bắt, buôn bán và giết hại động vật hoang dã thì sự đa dạng về mặt sinh học của Việt Nam sẽ bị đe dọa nghiêm trọng [19].

Năm 2011, tê giác Việt Nam (Rhinoceros sondaicus annamiticus) đã tuyệt chủng tại Việt Nam. Năm 1998 hổ Đông Dương phân bố tại 47 điểm tại Việt Nam, trong đó có 15 vườn quốc gia và nhiều khu bảo tồn thiên nhiên. Hổ phân bố tập trung ở các tỉnh Lai Châu, Thanh Hóa, Quảng, Kon Tum, Đắk Lắk. So với những năm 1970, số lượng hổ đã giảm sút một cách nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai gần nếu không có các biện pháp bảo tồn hữu hiệu. Hổ còn tồn tại trong tự nhiên chủ yếu tại các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia, nơi rừng còn ít bị tác động và có chế độ bảo vệ khá nghiêm ngặt. Theo điều tra tại hai tỉnh Quảng Nam và Bắc Kạn, hổ còn sinh sống tại khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh tỉnh Quảng Nam và không có bất cứ dấu vết nào cho thấy hổ còn tồn tại ở khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ tỉnh Bắc Kạn. Hiện trạng hổ phân bố rải rác ở nhiều sinh cảnh bị chia cắt. Một số địa phương ở tỉnh Kon Tum, Sông Mã (Sơn La), Lạc Dương (Lâm Đồng), Quảng Nam, Lai Châu có số lượng hổ trên 7 cá thể còn các nơi khác chỉ có 2 đến 5 cá thể. Số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn khoảng 28 - 47 cá thể sinh sống rải rác ở các khu rừng hẻo lánh và đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt diệt do bị săn bắt, buôn bán và mất nơi sinh sống. Bên cạnh đó, số hổ nuôi nhốt cũng chỉ có 112 cá thể và hoạt động này hiện chưa khẳng định sẽ hỗ trợ được công tác bảo tồn hổ trong tự nhiên.

Việc mất sinh cảnh sống là yếu tố then chốt dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác Việt Nam, việc thực thi pháp luật không thỏa đáng, quản lý thiếu hiệu quả, xâm lấn đất và xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong và gần các khu vực được bảo vệ chỉ làm tăng thêm áp lực cho các quần thể loài vốn đã dễ bị tổn thương trong các khu vực này. nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu ở Việt Nam như: Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) khoảng 300 cá thể chỉ phân bố ở rừng núi Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên, voọc đầu vàng (Trachypithecus francoisi poliocephalus) khoảng 70 – 80 cá thể, duy nhất chỉ có ở vùng núi đá VQG Cát Bà (Hải Phòng), Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) chỉ phân bố ở Cúc Phương, khu Vân Long (Ninh Bình) khoảng 200 cá thể, Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus francoisi hatinhensis) khoảng 500 cá thể chỉ có ở Hà Tĩnh, Quảng Bình (Phong Nha Kẻ Bàng), Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis) chỉ phân bố các tỉnh Bắc Trung Bộ, Sóc đen Côn Đảo (Ratufa bicolor condorensis) chỉ có ở đảo Côn Sơn - Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Chim bồ câu (Nicoba) chỉ gặp ở Côn Đảo. Cá cóc Tam Đảo (Parasometriton deloustali) chỉ phân bố ở vùng núi cao Tam Đảo (Vĩnh Phúc)[20].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_động_vật_Việt_Nam http://www.doisongphapluat.com/can-biet/giao-duc-h... http://www.triciaswaterdragon.com/vietnam.htm http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/3-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/4-mon-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/chong-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/oc-vu-... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/so-co-... http://www.bannhanong.vietnetnam.net/home.php?cat_... http://vncreatures.net/all_events/new_60.php http://vncreatures.net/kqtracuu.php?ID=2006&tenloa...